UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định danh mục các loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất lúa còn lại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Có 9 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa. Ảnh minh họa (Nguồn: baokhanhhoa.vn)
9 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa còn lại trên địa bàn tỉnh gồm: các cây mít, bưởi, mãng cầu (na), ổi, xoài, dừa được trồng trên loại đất trồng một vụ lúa nước trong năm, đất trồng lúa nương; các cây dứa, điều, sầu riêng (chỉ chuyển đổi tại huyện Khánh Sơn) được trồng trên loại đất trồng lúa nương.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thành phố hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi các loại cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa còn lại bảo đảm theo quy định; rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung danh mục các loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa còn lại phù hợp với tình hình thực tế. UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã căn cứ danh mục các loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa còn lại, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, xây dựng và phê duyệt kế hoạch cụ thể trên địa bàn làm cơ sở triển khai thực hiện; lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, định hướng phát triển trồng trọt để thực hiện chuyển đổi cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa còn lại bảo đảm theo quy định; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương đảm bảo phát huy hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.
NGUYỄN PHÚ
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với đồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
|
xem bài viết gốc
tại đây